[Anime] kiến thức cơ bản về Anime + manga

saitoly

Moderator
Staff member
Lịch sử của Manga
Dịch và tóm tắt từ bài báo của Eri Izawa, có tham khảo bài viết từ hai diễn đàn ACC và Tủ Sách Mi Ni.

Năm 1815, danh từ Manga lần đầu tiên được sử dụng bởi nghệ sĩ khắc gỗ nổi tiếng Hokusai. Ông dùng hai âm Hán - man (tự do) và ga (bức tranh) để diễn tả "truyện tranh" của mình. Tuy nhiên, cái mà Hokusai gọi là Manga đã bắt đầu xuất hiện ở nước Nhật trước gần một... thiên niên kỉ. Ban đầu, Manga tồn tại dưới dạng những bức tranh cuộn với từng chuỗi tranh liên kết với nhau tạo thành một câu truyện. Những bức tranh cuộn đầu tiên chỉ dành riêng cho tầng lớp thượng lưu thời đó nhưng Manga ngày nay thì chủ yếu dành cho đông đảo quần chúng. Vào cuối thế kỷ 18, sự thay đổi mạnh mẽ về văn hoá đã góp phần quan trọng vào việc hình thành Manga dành cho mọi tầng lớp. Kĩ thuật in lúc đó còn khá lạc hậu, Manga được in bằng những bản khắc gỗ hay gọi đơn giản là khung gỗ. Manga lúc đó cũng chưa hẳn là Manga. Đó chỉ là một loại truyện tranh được tạo nên nhờ sự kết hợp đơn giản giữa các lời kể và tranh minh họa. Loại truyện này tuy thế cũng đã có nội dung khá đa dạng, từ những nội dung trong sáng nhất đến những thứ chỉ dành cho người lớn (^^). Đến cuối thể kỉ 19, nước Nhật bắt đầu chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa Tây phương, Manga vì thế cũng có nhiều thay đổi về phong cách. Đến nửa sau thế kỉ 20, Manga Nhật Bản đã tạo được cho mình một phong cách mới, một hướng đi riêng và bắt đầu phát triển thực sự mạnh mẽ, vượt qua Comics của các nước phương Tây.

Một trong những hoạ sĩ nổi tiếng nhất trong nền manga hiện đại là Osamu Tezuka người được mệnh danh là God of Manga. Mighty Atom, bộ manga nổi tiếng nhất của ông, từ những năm 60 đã được chuyển thành phim hoạt hình, chiếu rộng rãi trên truyền hình ở Mỹ dưới tên Astro Boy. Trong cuốn tiểu sử tự thuật của ông, Tezuka đã giải thích tại sao manga của ông lại khác những bậc tiền bối:
"Hầu hết những bộ manga trước đây thường chia thành hai phe đối lập như tình tiết trong các vở kịch. Nhân vật chính ở sân khấu bên trái còn sân khấu bên phải thì phụ thuộc nhiều vào tác giả. Khi tôi nhận ra rằng việc miêu tả tâm lý nhân vật rất quan trọng, tôi đã cố gắng để dạy học trò của mình về những kỹ nghệ điện ảnh trong phim Đức và Pháp. Lúc đó tôi thấy cần phải tiến lại gần hơn, nhìn từ nhiều góc độ một nhân vật. Chính vì thế, tôi cố gắng dùng thật nhiều khung hình và nhiều trang để "ghi lại" những chuyển động và những trạng thái tình cảm mà trước đó, người ta thường chỉ dùng một khung hình mà thôi. Khi tôi kết thúc một công việc thì số trang tối thiểu của một bộ lên đến trên 1000 trang dài. Tiềm năng của manga không phải chỉ là những chi tiết gây cười; bằng nước mắt, nỗi sợ hãi hay lòng căm thù, tôi xây dựng nên những câu truyện có kết thúc không phải bao giờ cũng tốt đẹp."

Sau một thời gian đi vẽ tranh biếm họa cho các tờ báo, Tezuka bắt đầu xuất bản truyện tranh vào năm 1947
với bộ New Treasure Island (Hòn đảo giấu vàng), một truyện đã được xuất bản dưới dạng Akahon (tiếng Nhật: aka-đỏ; hon-sách; akahon: sách đỏ), một loại truyện tranh giá rẻ. Akahon là một ngành công nghiệp mới phát triển ở Nhật thời đó, có tác dụng cung cấp sách giải trí cho trẻ em với giá rẻ trong thời gian Nhật Bản vừa thoát khỏi chiến tranh. New Treasure Island đã đưa lịch sử manga sang một trang mới. Bộ truyện đã bán được trên 400,000 bản, một con số mà không tác giả nào dám mơ đến vào thời điểm đó. Tezuka chuyển đến ở một căn hộ ở Tokyo, nơi trung tâm của các nhà xuất bản và nhanh chóng đào tạo ra rất nhiều Manga-ka nổi tiếng, những người đã giúp ông rất nhiều. Sự cách tân của Tezuka và các học trò đã đem đến cho Manga vinh quang mà nó chưa từng đạt tới trước: trẻ em lớn lên trong những bộ Manga của Tezuka còn học trò vẫn tiếp tục đọc Manga ngay cả khi họ đã lên tới bậc trung học cơ sở, phổ thông và cả đại học.

Vào năm 1954, khi truyền hình bắt đầu phát sóng, mới có 866 TV tại Nhật. Đến năm 1959, đã có hơn 2 triệu. Những chương trình hàng tuần trênTV bắt đầu giới thiệu về các ngành thông tin và giải trí trong thời kỳ hậu chiến tranh ở Nhật. Năm 1956, các tạp chí hàng tuần bắt đầu phát triển. Đến năm 1959, các tuần báo dành cho trẻ em bắt đầu được phát hành. Ban đầu, chủ yếu là các thông tin chung và giải trí, Manga chiếm chưa đến 40% nội dung. Số lựơng lưu hành của loại hình này cũng thấp, vào khoảng 200.000 bản. Ngay sau đó, các nhà xuất bản phát hiện rằng, nếu Manga càng được in nhiều thì họ càng bán được nhiều. Và thế là... ^^

Ở Nhật Bản, chính phủ ko quản lý ngành công nghiệp truyện tranh như ở Mỹ hay các nứơc châu Âu. Ngành công nghiệp mới này tiếp tục phát triển. Những truyện phiêu lưu và giả tưởng như truyện của Tezuka đã thống trị các tạp chí shounen (tạp chí dành cho các độc giả nam). Đến cuối những năm 50, một thể loại manga mới ra đời (Gekiga), tinh vi và đứng đắn hơn. Sự độc ác, sâu sắc và bạo lực đã làm Manga trở nên 'thật' hơn về cả cách vẽ lẫn nội dung. Những hoạ sĩ vẽ Manga Gekiga nổi tiếng: Sanpei Shirato và Takao Saitoh, nổi tiếng với các bộ The Legend of Kamui (Huyền thoại Kamui) và Golgo 13.

Cuối những năm 60, Manga seinen (Manga dành cho tuổi trẻ) chiếm lĩnh thị trường. Các hoạ sĩ chuyển sang thể loại shounen nhưng nhiều hoạ sĩ khác vẫn làm việc trong các tạp chí seinen, loại tạp chí dần dần chiếm mất thị trường của shounen. Các tạp chí shounen đã cố gắng để lấy lại thể loại Gekiga để thu hút được các độc giả cũ. Trong cuộc chiến dành độc giả, shounen đã mất đi những cậu bé thuộc lứa tuổi thấp, những độc giả truyền thống trước đây của thể loại này. Năm 1968, tạp chí Jump ra đời và trung thành với tầng lớp preteen (độc giả U13 ^^) và dẫn đầu trong đầu những năm 70. Nhờ điều đó, Jump thu hút được hầu hết các Manga-ka nổi tiếng nhất trong khi những nhà xuất bản khác phải nới lỏng dần chính sách với các Manga-ka. Sau đó, Jump tiếp tục cho ra đời những bộ manga dài tập như Dragon Ball (tác giả: Akira Toriyama) và tiếp theo là Slam Dunk (tác giả: Inoue Takehiko) (Gần đây hơn thì có bộ Rurouni Kenshin của Nobuhiro Watsuki). Năm 1980, số bán ra là 3 triệu, 1985: 4 triệu, 1988: 5 triệu, 1994: con số kỉ lục, 6.2 triệu, bỏ xa bất cứ nhà xuất bản nổi tiếng nào khác của Nhật. Vào năm 1994, hai nhà xuất bản đứng sau đạt 3.74 triệu và 1.27 triệu bản.

Giống như Shounen Manga, Shoujo Manga (Manga dành cho độc giả nữ) phát triển mạnh vào năm 1945. Các tạp chí dành cho học sinh nữ trung học cơ sở đã cho vẽ các tranh vui như các tạp chí Mỹ. Đến năm 1954 khi Tezuka mở đầu cho việc vẽ Manga dài tập với nhiều tình tiết phiêu lưu, ảo tưởng, lãng mạn hơn trong truyện Ribon no kishi (Hiệp sỹ Ribbon). Vào cuối những năm 50 và đầu những năm 60, các Manga-ka nam vẽ cả Shounen lẫn Shoujo. Mối quan hệ mẹ - con gái chiếm ưu thế. Các truyện về quan hệ boys - girls trở nên hiếm, nhất là phụ thuộc theo lứa tuổi. Năm 1963, Shoujo Manga bắt đầu được phát hành đều đặn hàng tuần. (Tất nhiên là không xuất bản ào ào kiểu VN rồi ^_^)

Các nhà xuất bản rơi vào tình trạn khan hiếm hoạ sĩ và họ bắt đầu tìm đến những hoạ sĩ nữ. Từ năm 1967 đến 1969, hàng loạt các hoạ sĩ mới xuất hiện, đặc biệt là thế hệ những hoạ sĩ tên tuổi sinh vào năm 49: Moto Hagio (nổi tiếng là Eleven và A, A), Yumiko Ohshima, Keiko Takemiya (Toward the Terra - Thẳng đến Terra), Riyo Ikeda (Rose of Versailles - Hoa Hồng Versailles - Một trong những Shoujo hay nhất mọi thời đại) và Ryoko Yamagishi. Họ tiếp tục phát triển và vượt quá giới hạn truyền thống như trong Hoa Hồng Versailles, tiếp tục cho thêm nhiều tình tiết, cốt truyện và kiểu nhân vật để thu hút các độc giả lớn tuổi hơn. Tuy những tạp chí shoujo hàng tuần bắt đầu chuyển hướng phát hành. Các hoạ sĩ cảm thấy rằng in hàng tuần sẽ gò bó họ trong việc phát triển hành động nhân vật và chính vì thế công việc sẽ khó khăn hơn. Phát hành hàng tuần chuyển dần sang hai tuần một lần, và sau đó là phát hành hàng tháng.

Cuối những năm 70, Shoujo Manga ko còn thuần nhất nữa. Truyện viễn tưởng, phiêu lưu và tình cảm đồng giới trở thành dòng chủ đạo. Đầu những năm 80, những thể loại Manga dành cho "ladies" (phụ nữ lớn tuổi) ra đời nhưng không được hưởng ứng nhiệt tình. Phụ nữ sinh sau năm 1950 tiếp tục trung thành với Shoujo Manga. Bộ Margaret làm nhiều người đọc manga cổ điển phải đỏ mặt vì nội dung quá "mới" của nó. Bộ Hana to Yumi tiếp tục thể loại viễn tưởng và "fantasy". Bộ Margaret Special tiếp tục lấn tới hơn nữa về cách vẽ.

Ngày nay, nhiều người Mỹ đọc tiểu thuyết trên tàu. Nhưng ở Nhật Bản, mọi người, kể cả thương gia, đều đọc Manga trên tàu... ^^

Du khách đến nước Nhật đều ngạc nhiên không hiểu sao ở đây Manga lại phổ biến đến thế. Bây giờ bạn đã có thể tự trả lời được rồi! ^_^
 

saitoly

Moderator
Staff member
Những sự kiện quan trọng trong lịch sử Anime - Manga:

1815: Danh từ Manga lần đầu tiên được sử dụng bởi nghệ sĩ khắc gỗ nổi tiếng Hokusai.
1947: Lịch sử Manga mở ra một trang mới và dòng chữ đầu tiên ghi cái tên "New Treasure Island" by Osamu Tezuka. ^_^
1958: Bộ phim hoạt hình "Legend of the White Serpent" (Truyền thuyết về chòm sao Rắn Trắng) của Taiji Yabushita đã thực sự hấp dẫn giới trẻ Châu Á, trong đó có cậu bé 17 tuổi Hayao Miyazaki (người sau này trở thành một trong những đạo diễn danh tiếng nhất nước Nhật).
1961: Mushi Productions được thành lập.
1963-1967: Loạt phim chiếu trên TV Astro Boy, Gigantor và Speed Racer phổ biến ở Nhật và Mỹ.
1979: Miyazaki tung ra bộ phim Castle of Cagliostro (Lâu đài Cagliostro) về tên trộm anh hùng Lupin. Mobile Suit Gundam ra đời.
1982: Macross xuất hiện đã mở ra thời kỳ công nghệ Robot kiểu Mỹ.
1983: Dallos, bộ OAV anime đầu tiên xuất hiện ở Nhật.
1983: Bộ Manga đầu tiên, Barefoot Gen, được dịch sang Tiếng Anh và sau đó được chuyển thành Anime.
1987: The Wings of Honneamise (Đôi cánh Honneamise) được phát hành; Anime trở thành một loại hình nghệ thuật mới, song song phát triển cùng Manga.
1988: Chuyện kể của Akira, Otomo về những thiếu niên kỳ tài ở Tokyo đã làm khuấy trộn cả ngành công nghiệp hoạt hoạ ở phương Tây.
1989: Kiki's Delivery Service của Miyazaki đã thành một hit ở Nhật; sau đó những video đầu tiên của Miyazaki được phát hành bởi Disney.
1991: MTV chiếu các đoạn phim Aeon Flux, một loại anime có phần lai Mỹ, trên Liquid Television.
1995: Ghost in the Shell đánh dấu sự hợp nhất của hoạt hoạ vẽ tay và kỹ thuật đồ hoạ máy tính.
1997: Pokemon xuất hiện ở Nhật. Princess Mononoke đại thắng, đạt doanh thu 160 triệu USD ở Nhật Bản, chỉ thua Titanic và được đánh giá cao hơn cả Starwar.
1999: Pokemania tấn công vào nước Mỹ, Princess Mononoke được trình chiếu rộng rãi ở rạp chiếu phim. Anime đã thực sự đặt dấu ấn vào văn hoá Mỹ.
 

saitoly

Moderator
Staff member
Những hậu tố thường gặp trong tiếng Nhật

Sau một chuyên mục quá dài về các Manga-ka, Hikari quyết định thay đổi không khí một chút. Chúng ta đọc Manga khá nhiều nên chắc ai cũng đã gặp trường hợp các nhân vật được gọi tên kèm theo một hậu tố đằng sau. Và đây là một số hậu tố thường gặp nhất cùng với ý nghĩa của chúng.

Chú ý:
1. Những từ này được đặt ở cuối một tên người để chỉ thái độ, tình cảm.
2. Khi đã quá thân thì khỏi dùng mấy hậu tố này làm chi cho mệt. ^_^

Chan – Thường dùng cho trẻ con và các girl hoặc được dùng để gọi một người (dù là con trai) với sắc thái ít kính trọng hay rất thân. Bạn có thể gọi người nhỏ hơn mình (hay ít ra là bạn nghĩ thế) là -chan ngay cả khi người đó là con trai.

Kun – Dùng cho con trai nhỏ tuổi hơn hoặc những cô bé nghịch ngợm hay trường hợp ở trong cơ quan để gọi đồng nghiệp. Nói chung là các girl không khoái bị gọi là -kun trừ trường hợp một ông già nói chuyện với một cô gái trẻ (để tránh hiểu lầm về sự thân mật đó mà ^^).

San – Rất lịch sự. Nếu bạn ít thân với ai hoặc muốn mượn đồ dùng học tập của bạn chẳng hạn, nên xài từ này.

Sama – Lịch sự hơn nữa, dùng cho những người mà bạn thật sự kính trọng. Cô bé Rhin trong Inu-Yasha cũng luôn gọi Shessou-Maru là -sama.

Senpai - Dùng để gọi anh. Ví dụ Hikari mà nói chuyện với Seiya và Sinbad thì phải gọi là Sinbad-senpai và Seiya-senpai. ^_^

Sensei - Dùng để gọi thầy giáo hoặc những người có tư cách rất cao. Nhiều nhân vật nổi tiếng ở Nhật cũng được gọi là sensei mà ko phải là thầy giáo. Nếu bạn nhìn lại bên trên sẽ thấy Hikari gọi các Manga-ka là Sensei dù họ chả dạy ai bao giờ. ^_^

Ngoài ra còn một từ nữa là Dono. Từ này thường gặp trong các truyện lịch sử mà điển hình là Rurouni Kenshin. Hikari cũng chưa biết phải dịch từ này ra sao vì ngày nay người ta không dùng từ này nữa rồi.

Dono trong tiếng Nhật dùng để chỉ những người đã có gia đình và lớn tuổi , ngoài ra còn để chỉ người già cả. Dono là một từ khá dân dã nên thường ít được dùng và không được dùng cho những người có chức vụ cao hoặc các vị trưởng tộc, quý tộc nói chung tránh gây mất lịch sự . Trong Kenshin Kaoru sau khi có con được gọi là dono , tức là tương tự nghĩa với chữ mrs trong tiếng Anh. Bây giờ thì các mrs thường không thích bị gọi là dono cho lắm (có ai muốn già đâu ^^)
Đúng như cậu nói hiện chữ dono chỉ phổ biến ở các miền quê hẻo lánh ở Nhật hoặc ở những nơi giữ nét truyền thống (như ở Osaka) Còn trong xã hội hiện đại hiện giờ người Nhật thường dùng các từ khác để tăng tính lịch sự và ... hiện đại hơn ^^, nhưng không có nghĩa là không ai dùng đâu,lúc tớ học mấy cái hậu tố cũng có từ này, chắc do giáo trình quá cổ lỗ nên .... ^.^
 

saitoly

Moderator
Staff member
QUI TRÌNH LÀM ANIME

Writen By: Mak, Zetron and Ninja
Collected By: Hikari Almasy


Hoạt hình - Anime

Có nhiều thể loại hoạt hình. Từ giấy cắt đơn giản cũng có thể làm nên một phim hoạt hình. Lúc còn bé hẳn nhiều người từng vẽ hình vào tập giấy rồi tinh nghịch lật nhanh các tờ trong tập giấy đó để làm cho hình vẽ chuyển động. Đó chính là kỹ thuật cơ bản làm nền tảng cho ảo giác chuyển động hoạt hình. Hoạt hình giấy cắt là hình thức cổ xưa và thô sơ nhất áp dụng kỹ thuật này. Ngày nay hoạt hình giấy cắt vẫn được sử dụng rộng rãi và một số serie như South Park minh chứng nó không hề sút kém sức thu hút.

Hoạt hình sáp – mô hình sáp được chụp ở vị trí và tư thế khác nhau để tạo nên chuyển động. Phương pháp này được phát triển lên thành môn nghệ thuật cao cấp bởi bậc thầy Ray Harryhausen trong tác phẩm của ông Jason and The Argonaunts. Nick Park cũng nổi tiếng với hoạt hình sáp qua phim đoạt giải Oscar là Wallace & Grommit và gần đây là Chicken Run.

Hoạt hình rối - các nhân vật cử động thông qua sự điều khiển của người khiển rối. Lúc trước không phổ biến lắm vì người ta có thể đến xem diễn xuất trực tiếp tại rạp. Các phim hoạt hình rối giớ đây áp dụng hiệu ứng hình ảnh âm thanh làm con rối sống động hơn và thu hút một bộ phận không nhỏ các khán giả nhỏ tuổi.

Hoạt hình 3D được làm 100% bằng vi tính. Như tên gọi, các nhân vật và cảnh nền đều được xây dựng trong môi trường đồ họa 3D. Hoạt cảnh được lập trình với sự trợ giúp các chương trình làm hoạt hình 3D chuyên biệt. Shrek, Final Fantasy The Spirit Within là ví dụ điển hình của thể loại này.

Bài viết xin chỉ giới hạn ở hoạt hình cel mà phần lớn anime sử dụng. Hoạt hình cel là hoạt hình được thực hiện bằng giấy kiếng nhựa Celluloid – vì vậy có tên là Cel. Các cel được sắp xếp theo trình tự nhất định để tạo chuyển động hoạt hình tương tự cách lật tập giấy nhưng với qui mô lớn hơn nhiều.

Người làm hoạt hình

Nhiều người đồng hoá người làm hoạt hình với họa sĩ vẽ họat hình. Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Ai cũng biết Walt Disney làm phim hoạt hình. Nhưng ông không tham gia vẽ phần lớn các phim công ty ông phát hành, nhất là các phim nổi tiếng sau này như Công Chúa Ngủ Trong Rừng hay Giai nhân và quái vật... Walt Disney được người ta biết đến như nhà sản xuất và phân phối hơn. Những người được ông thuê làm họat hình - các họa sĩ mới là người làm nên chuyển động và đường nét nghệ thuật trong các phim của Disney.

Đạo diễn anime đều là hoạ sĩ. Tuy có giám đốc nghệ thuật phụ trách nhưng nhiều đạo diễn như Miyazaki thích tự thân kiểm tra và chỉnh sửa bản vẽ các họa sĩ dưới tay. Do đó, đến rạp hay xem trên TV ta không chỉ thưởng thức tài năng đạo diễn mà nhiều khi cả nét vẽ của họ.

Ý tưởng

Quá trình thực hiện anime bắt đầu từ ý tưởng, kịch bản hay một manga đã có số lượng độc giả yêu thích nhất định. Thường là xuất phát từ sự thành công của manga. Điều này nhằm đảm bảo an toàn về mặt đầu tư cho các nhà tài trợ. Khi manga thành công, tác giả được chào mời tham gia trực tiếp làm anime hoặc gián tiếp với tư cách cố vấn. Nhiều tác giả manga xem anime như bước đột phá quan trọng trong nghề nghiệp và hầu hết đạo diễn anime đều xuất thân từ họa sĩ manga.



Ý tưởng của các đạo diễn có tên tuổi trong ngành công nghiệp được các nhà đầu tư đặc biệt chú ý khi xem xét tính khả thi của việc tài trợ. Những ý tưởng này được làm thành bản đề nghị thực hiện phim, trong đó phát thảo chi tiết câu chuyện, các nhân vật chính và những yếu tố để nó trở nên một phim ăn khách. Bản đề nghị được kèm theo vài bức vẽ minh họa cho ý tưởng và khả năng thể hiện của đạo diễn.

Kinh phí

Tương quan mà nói, làm phim hoạt hình tốn ít kinh phí hơn làm phim nhựa với những siêu sao minh tinh màn bạc. Trung bình một anime màn ảnh rộng có ngân sách từ 5 đến 10 triệu US$. Trong khi đó ngân sách phim nhựa thường lên tối thiểu vài chục triệu US$. Tuy nhiên các anime được đặc biệt đầu tư như Mononoke Hime, Spirited Away đòi hỏi tài năng, kỹ thuật và đồng thời là nguồn tài chính khổng lồ không lồ.

Sản xuất phim bắt đầu ngay khi kinh phí được chấp thuận bởi hội đồng tài trợ. Làm anime bao giờ cũng là cơn ác mộng của nhà sản xuất vì các họa sĩ tài năng rất đắt khách. Nếu không có người có khả năng thực hiện và thực hiện đúng tiến độ thì sẽ không đảm bảo được phim sẽ ra mắt đúng như cam kết với nhà đầu tư. Do bị giới hạn về tài chính và tính mùa vụ của việc sản xuất nên các studio anime không thể thuê họa sĩ dài hạn mà chỉ theo hợp đồng. Mỗi khi có dự án, các studio lại phải đi săn tìm rất quyết liệt. Và khi săn được thì tận dụng các họa sĩ hết khả năng. Ở cao điểm của quá trình sản xuất hầu hết các studio làm việc 24/24, chia ra làm nhiều ca. Đèn luôn thắp sáng ngày cũng như đêm qua khung cửa những toà nhà studio anime tập trung thành từng cụm ở Tokyo..

Bản vẽ phân cảnh

Người ta bổ nhiệm các vị trí thiết yếu như thiết kế nhân vật, họa sĩ chủ chốt, giám đốc nghệ thuật. Đạo diễn và nhà sản xuất cùng làm việc với nhau lên kế hoạch để đảm bảo phim được thực hiện đúng tiến độ, trong tầm kinh phí và với chất lượng cao nhất có thể. Một thời gian biểu chi tiết sản xuất phim cùng trình tự và tiến độ công việc. Mỗi phần của quá trình được sắp xếp có khoa học để tránh chậm trể dẫn đến tình trạng chậm trể ở các bộ phận khác cùng toàn bộ kế hoạch sản xuất. Nhà sản xuất giám sát quá trình và chịu trách nhiệm trước nhà đầu tư về tiến độ sản xuất phim. Các quyết định khác được giao cho đạo diễn và giám đốc nghệ thuật cùng các họa sĩ: dùng phong cách nào ? Thật , diễu, fantasy hay avant garde ? Không khí của toàn phim sẽ thế nào …vv..



Bản vẽ phân cảnh được bắt đầu đầu tiên. Vẽ phân cảnh là một công đoạn công phu, đòi hỏi sức sáng tạo và chi tiết cao. Bản vẽ phân cảnh sẽ thiết lập mỗi cảnh. Giống như phân cảnh cho phim nhựa người thật đóng nhưng vì là hoạt hình nên bản phân cảnh mang tính tỉ mỉ cao hơn, cho biết cụ thể các cảnh sẽ được vẽ thế nào, góc quay, màu sắc, các chi tiết phụ, chính để hướng dẫn các họa sĩ khác trong studio vẽ nhân vật và cảnh. Bản vẽ phân cảnh cũng bao gồm luôn chú giải về âm thanh và nhịp độ cho từng cảnh.

Nhiều đạo diễn thích tự tay thực hiện bản vẽ phân cảnh nhưng đôi khi một nhóm những họa sĩ chuyên biệt, Giám Đốc Nghệ Thuật hay một nhân viên chủ chốt được chỉ định để thực hiện. Mọi người sẽ họp lại với nhau để thống nhất hình ảnh các nhân vật và bối cảnh. Đồng thời Giám Đốc Nghệ Thuật sẽ thực hiện một bảng hướng dẫn cảnh nền cho biết tông và lọat màu được sử dụng.

Bản vẽ phân cảnh được đầu tư kỹ vì nó là yếu tố đầu tiên dẫn đến thành công của việc sản xuất anime. Không chỉ mang vai trò kịch bản, bản vẽ phân cảnh còn đóng vai trò "thần" của anime, nhờ đó tất cả mọi người có thể hòan thành phần mình đúng. Khi thực hiện một dự án chung quanh mọi góc ngách các studio luôn treo lủng lẳng đầy hình ảnh phóng tác từ bản vẽ phân cảnh để giúp tất cả những người tham gia nhập tâm ý tưởng toàn phim.

Vẽ

Cũng giống phim thường, anime được chia làm nhiều cảnh và cuối cùng ghép lại với nhau. Từ bản vẽ phân cảnh với những gì sẽ xảy ra trên màn ảnh qua từng cảnh một, họa sĩ sẽ vẽ các khung hình chính - đầu và cuối của cảnh. Đạo diễn thường xuyên kiểm tra các khung hình chính. Trong trường hợp cần thiết ghi chú để sửa chữa hay thay đổi. Nhiều đạo diễn đích thân chỉnh sửa nhưng đa số chỉ ghi chú giải những gì cần thay đổi để họa sĩ theo đó mà chỉnh vẽ lại. Các cảnh vẽ bao giờ cũng có tối thiểu 2 người. 1 người vẽ và 1 người kiểm tra, đảm bảo cảnh bị không sai đoạn.



Tùy theo anime được lồng tiếng trước hay sau mà khối lượng vẽ nháp studio nhiều hay ít. Tối thiểu phải có một bản vẽ hoạt hình nháp để trình cáo công ty sản xuất và các nhà phát hành phim để họ an tâm. Đa số anime được vẽ trước, sau đó thêm âm thanh và lồng tiếng sau. Nhưng điều này dễ dẫn đến miệng của nhân vật không chính xác cùng nhịp theo lồng tiếng, tạo nên hiện tượng "nhấp nháy miệng" rất điển hình của anime. Một số anime hiếm hoi lồng tiếng trước như Akira, dựa trên lồng tiếng vẽ miệng nhân vật theo các nguyên âm phát ra. Cách này rất công phu đòi hỏi đầu tư lớn về thời gian và công sức và cùng theo đó tài chính. Vì vậy rất ít khi được áp dụng. Thật ra lồng tiếng trước không có gì xa lạ trong việc sản xuất hoạt hình, đã được Walt Disney ứng dụng rộng rãi từ lâu.

Để hình ảnh chuyển động, người ta cần thêm nhiều khung hình nối cảnh vào khoảng cách giữa 2 khung hình chính. Nối cảnh giúp chuyển hình nhịp nhàng và trôi chảy giữa các khung hình chính. Sự trôi chảy tùy theo số lượng khung hình / giây và điều này lại lệ thuộc lớn vào kinh phí và thời gian cho phép. Họa sĩ vẽ nối cảnh dựa trên bảng thời gian được cung cấp cho biết bao nhiêu khung hình cần thiết cho mỗi cảnh. Họ thuộc cấp thấp nhất trong số các hoạ sĩ tham gia làm hoạt hình, ăn công theo số khung hình vẽ thêm và đảm nhiệm luôn việc bôi xóa các lời dặn dò trên khung chính và các đường vẽ nguệch ngoặc phát thảo.



Việc tô màu được thực hiện dựa trên một quyển hướng dẫn qui định cụ thể các màu được chọn và cách tô cho từng khung hình. Gam màu sử dụng rất đa dạng. Một anime có thể dùng trên 300 màu khác nhau. Tùy theo cái nhìn nghệ thuật của chuyên gia màu, tông màu có thể thiêng về một màu chủ lực nào đó. Đỏ, vàng và xanh thường là những màu hay được chuộng.

Mỗi cảnh có nền riêng và trong phim sẽ được nhìn thấy từ nhiều góc cạnh khác nhau. Nền là một phần đóng góp rất lớn cho thành công tòan cục của một cảnh. Anime có bối cảnh lịch sử đòi hỏi cảnh nền thật sự ấn tượng. Sự đòi hỏi này khiến những người làm anime phải nghiên cứu kỹ các cảnh để có thể vẽ nền cho thích hợp và tô điểm nổi bật cho bối cảnh. Ghép thử nền bên dưới các nhân vật, người ta kiểm tra lại lần cuối để đảm bảo nó ăn khớp như ý muốn trước khi đưa qua bước xử lý kế tiếp.

Cel

Các bản vẽ không có lỗi sẽ được chuyển thành giấy kiếng nhựa Celluloid. Người ta đồ lại và tô màu từng cel dựa trên bản vẽ giấy trước đó. Các bạn thấy trên net các fan mua bán, trao đổi cel với nhau chính là cái này. Hiện đại hơn công việc được đơn giản hoá bằng cách thông qua máy photocopy đặc biệt.



Cel sau đó được đưa qua một máy chụp chuyên nghiệp với độ phân giải cao để chụp. Một đoạn fim cỡ 1 tiếng có thể lên đến hơn trăm ngàn cel phải chụp. Đạo diễn, giám đốc nghệ thuật và giám đốc hình ảnh sẽ quyết định lăng kính, tiêu cự và thiết bị máy chụp nào được dùng cho mỗi cảnh để đạt hiệu ứng đúng như mong đợi. Kèm theo đó là hướng dẫn chi tiết cho người chụp. Tất cả cel, nền, và ghi chú cùng bảng thời gian được giao cho bộ phận chụp ảnh thực hiện.

CG và xử lý vi tính

Vài năm trở lại đây nhiều phim sử dụng CG từ máy vi tính. Tuỳ theo nhu cầu mà người ta có engine riêng để thực hiện phần 3D cho phim. Có khi chuyển động 3 chiều như Ghost in the Shell. Có khi liên quan đến kết hợp 2D và 3D như trong Metropolis hay Macross Plus.



Phim được đưa qua xử lý bằng vi tính để tạo hiệu ứng. Tổng thể các phần được chuyển thành dữ liệu kỹ thuật số để tiện cho việc cắt xén và biên tập. Digital hóa cũng giúp các thao tác trau chuốt mang tính nghệ thuật, cinematic dễ dàng hơn. Các dự án anime lớn được xử lý ở các trung tâm xử lý ở Tokyo. Các dự án nhỏ hơn được đưa qua trung tâm xử lý hoạt hình ở Hàn Quốc. Không riêng gì anime mà rất nhiều fim hoạt hình phương tây giờ đây cũng được đưa qua Hàn Quốc xử lý vì tính chuyên nghiệp và chi phí thấp.



Tăng cường các ứng dụng của vi tính vào phim ảnh đã ảnh hưởng đến cách làm anime. Ngày nay, người ta thường nhắc đến từ digital cel hay digital hóa cel. Nhiều studio không còn dùng giấy celluloid truyền thống mà đã chuyển hẳn qua kỹ thuật số. Các bản vẽ được scan thẳng vào máy tính để chỉnh sửa, tô màu. Dr Slump TV serie 1997/98 của Toei được tô màu hòan tòan bằng máy vi tính. Mononoke Hime có lẽ đã không ra mắt công chúng đúng hẹn nếu không có sự trợ giúp của kỹ thuật số. (Tuy số được vẽ và tô màu kỹ thuật số chỉ chiếm dưới 5% tổng số cel của phim)

Máy vi tính còn có thể thực hiện một số thao tác phức tạp như nối cảnh. Các khung hình ở giữa sẽ được mô phỏng và tạo thành chuổi liên kết 2 khung hình đầu và cuối lại. Điều này giúp rút ngắn thời gian và giảm thiểu công sức rất nhiều. Tuy nhiên, chi phí khổng lồ phát sinh từ việc vi tính hoá này phần nào giới hạn khả năng áp dụng nó vào anime. Vẽ tay kinh tế hơn. Vì vậy cho đến khi chi phí cho máy vi tính, phần mềm và các kỹ sư cần thiết giảm một cách đáng kể thì công đoạn "lao động chân tay" như họa sĩ vẽ nối cảnh vẫn là một phần không thể thiếu của qui trình làm anime.

Nhạc phim

Nhạc phim có vai trò rất quan trọng trong anime. Nó mang phần hồn đến cho hình ảnh qua sự thi vị, lãng mạn, hùng tráng, cổ kính tùy theo theme của phim như đạo diễn mong muốn. Nhà soạn nhạc bắt tay vào làm việc trước các hoạ sĩ, ngay khi bản vẽ phân cảnh được phân phát. Nhạc phim gắn chặt với quá trình sản xuất và có thể thay đổi nhiều lần theo sự thay đổi của phim so với dự kiến ban đầu. Hầu hết các anime có ngân sách cao như Akira, Ghost in the Shell, các phim của Studio Ghibli… đều có dàn hoà tấu và nhạc sĩ riêng để phục vụ cho phần âm nhạc.

Và cuối cùng…

"It's a wrap !". clap clap clap ^^

Anime được trình chiếu thử cho các nhà đầu tư và phân phối phim phê duyệt. Sau đó ra mắt khán giả với nhiều phiên bản khác nhau tùy theo thị trường và đối tượng người xem…
 

saitoly

Moderator
Staff member
Giới thiệu về Manga ở Nhật Bản

Nhật bản là nước hàng đầu về truyện tranh. Manga Nhật bản được xuất bản khắp thế giới trên các báo và tạp chí. Trước tiên xin giới thiệu vài nét về công nghiệp manga Nhật bản.

Công nghiệp manga ở nhật bản là một cổ máy khổng lồ. Thử tưởng tượng 20% tổng số xuất bản ở Nhật là Manga. Doanh số bán của manga mỗi năm trong thập kỷ 90 là khoảng 600 tỉ Yen, bao gồm 350 tỉ từ tạp chí và 250 tỉ từ đóng tập thành sách. Với dân số 120 triệu người. Có thể tính ra rằng, mỗi người bỏ ra khoảng 2000 Yen mỗi năm cho manga, dưới hình thức này hay hình thức khác.

3 nhà xuất bản lớn nhất về manga là Kodansha, Shogakkan và Shueisha. Theo sau đó là 10 nhà xuất bản: Akita Shoten, Futabasha, Shonen Gahosha, Hakusensha, Nihon Bungeisha và Kobunsha. Đó là không kể hàng hà các nhà xuất bản nhỏ. Các nhà xuất bản lớn ngoài manga còn xuất bản các thể loại sách khác nữa.

Có người tính rằng có khoảng 3000 hoạ sĩ manga chuyên nghiệp ở Nhật bản. Tất cả cá nhân họ đều có xuất bản ít nhất một bộ manga nhưng đa số kiếm sống bằng cách làm trợ lý cho các hoạ sĩ Manga nổi tiếng. Chỉ 300 trong số họ, hoặc 10% là có thu nhập trên mức trung bình dựa vào vẽ manga. Thêm vào đó, có một lượng rất lớn các hoạ sĩ manga nghiệp dư, chỉ vẽ và xuất bản những tạp chí nhỏ có tính cách kiểu fan, gọi là dojinshi.

Đặc điểm của manga Nhật bản

Manga khác biệt với truyện tranh ở các nước khác với những tính cách sau:

1. Nhiều tập và thường dài.

Rất hiếm có manga nào ở Nhật Bản mà được sáng tác ra để xuất bản chỉ 1 cuốn. Thường thì được phát hành theo dạng nhiều tập, mỗi tập 20 đến 30 trang. Vì được xuất bản đầu tiên trên các tạp chí nên manga thường ở dạng trắng đen. Các tác phẩm nổi tiếng có thể được tiếp tục lên nhiều năm và lên hơn cả chục cuốn sách.

2. Đa dạng về đối tượng người đọc

Manga Nhật bản có thể được chia ra các phân loại sau tuỳ theo lứa tuổi của độc giả của các tạp chí: tạp chí cho trẻ em (yonenshi), tạp chí cho tuổi mới lớn (shonenshi) và tạp chí cho “Trẻ” (yangushi, seinenshi). Nhóm thừ 2 bao gồm tạp chí cho người lớn (otonashi). Manga dành cho phụ nữ thì được chia ra làm manga dành cho con gái (shojoshi) và manga cho quí cô (redizu). Manga dành cho phụ nữ mang đặc diểm là tính cách nhân vật phức tạp và kiểu hành văn rất đặc trưng.

3. Dẫn lời tinh tế và phức tạp

Dẫn dắt câu chuyện hay sutourii-man được phát triển mạnh ở Nhật bản hơn là loại truyện tranh một hoặc 4 khung. Manga đã đạt đến trình độ cao trong việc dẫn dắt câu chuyện và có thể nói là không thua gì fim. Trong khi các thành phần của fim là các cảnh (cut) thì ở manga nó là khung, hay còn gọi là Koma. Kiểu cách sắp xếp các koma rất tinh tế nên cho phép câu chuyện được thể hiện liền lạc. Sutourii-man chú trọng đến sự phát triển tính cách nhân vật trong khi truyện tranh các nước khác, như Pháp chẳng hạn thì chú trọng đến bối cảnh nhiều hơn. Trong manga, bối cảnh, không khi của câu chuyện được thể hiện một cách rõ ràng bằng từ ngữ thể hiện hành động. Do đó độc giả có thể nhập mình vào câu chuyện qua quá trình liên hệ bằng tâm lý với nhân vật. Đây chính là yếu tố thành công và ăn khách của thể loại manga.

Nguồn gốc của từ Manga


Truyện tranh ở Nhật Bản được biết đến với từ manga. Thật ra từ truyện tranh tiếng Nhật là komikku, được sử dụng trong giới xuất bản nhưng lại không phổ thông trong công chúng. Manga theo kiểu chữ Katakana bao gồm 2 chữ “vui” và “hình” và ban đầu ám chỉ hình châm biếm và hài hước. Nhưng sự phát triển đột bậc của manga hiện đại vào thập kỷ 60 mở rộng chủ đề ra ngoài châm biếm và hài hước. Từ đó thuật ngữ được sử dụng để bao gồm luôn những chủ đề khác và tạo nên 1 chủng loại được chúng ta biết đến ngày nay: truyện tranh nhật bản.

Hình thành và phát triển của manga Nhật bản

Chủ đề châm biếm và hài hước có nguồn gốc từ thế kỷ 20 ở Nhật bản. Đầu thế kỷ 19 họa sĩ Hokusai rất nổi danh trong thể loại này. Với việc hình thành một đất nước hiện đại vào năm 1858, Nhật bản cũng phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm báo và tạp chí có manga. Nhưng cột mốc phát triển đáng kể nhất là sau thế chiến thứ 2. Do đó manga ngày nay thật sự là manga sau cuộc chiến và có chiều dài lịch sử hơn nữa thế kỷ.

Manga hiện đại phải kể đến công lao của một thiên tài: Osamu Tezuka. Vào năm 1947, Tezuka lấy cảm hứng từ cuốn sách “Hòn đảo kho báu” (Treasure Island) của Robert Louis Stevenson và làm ra 1 manga với tựa đề “New Treasure Island” xuất bản dưới dạng sách. Mặc dù bối cảnh kinh tế suy thoái của ngay sau cuộc chiến và sự tàn lụi của nghành xuất bản, manga của ông đã ngay lập tức trở nên 1 quyển sách ăn khách nhất, bán được 400 ngàn bản. Lúc đó Tezuka chỉ mới 19 tuổi và là sinh viên y khoa. New Treasure Island có 1 lối thể hiện khác hẳn những manga trước và đặt nền móng và ảnh hưởng rất nhiều những thế hệ hoạ sĩ manga sau này. Bản thân Tezuka thì tiếp tục vẽ manga cho tới lúc ông qua đời năm 1989. 1 trong những tác phẩm của ông được biết đến nhiều nhất là Astro Boy.

Thập kỷ sau chiến tranh đã nổi lên rất nhiều họa sĩ manga ngoài Tezuka và bắt đầu mang đến một bùng nổ về manga. Tuy vậy manga lúc đó vẫn chỉ được coi là dành cho trẻ em. Nhưng những ai lớn lên với manga không từ bỏ được manga khi họ trưởng thành. Thế hệ hậu chiến là âu cũng là 1 "thế hệ manga".

Tới cuối thập kỷ 60 thế hệ manga đã trở nên sinh viên đại học và manga hiện đại bước qua một bước ngoặc mới. Đây chính là thời điểm người ta bắt đầu thấy có những manga được vẽ ra để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Phong trào sinh viên nổi lên cũng lấy manga như một phương tiện chuyển tải mục đích và lý tưởng chính trị của họ và trong quá trình, manga hiện đại đã tự chuyển hóa và trở thành manga chúng ta đang đọc bây giờ.

Vào khoảng những năm 80, kỹ thuật manga bắt đầu cho thấy sự gọt dũa và các tạp chí manga mang tính đa dạng như bây giờ. Ngày nay, manga nổi lên như một phương tiện truyền thông cao cấp, thể hiện đủ thể loại từ giải trí như hài hước, giả tưởng cho đến tiểu thuyết, các cuốn hướng dẫn và ngay cả sách giáo dục. Và nó được mọi người đọc và thưởng thức.

Shojo manga


Người lần đầu đến với manga khi đọc shojo manga thường rất ngạc nhiên vì nó lạ và mang một phong cách rất khác. Shojo như đã bàn ở trên, dành cho phụ nữ, tập trung vào chuyện tình cởm.

Nói chung, shojo có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, hơn 90% người vẽ và đọc shojo manga là phụ nữ. Bắt đầu cuối thập kỷ 70, bắt đầu cái gọi là “làn sóng mới”, shojo manga thu hút một số đọc giả nam. Một phần tại sao một thể loại riêng cho phụ nử là do 1 thị trường to lớn của manga. Một lý do khác là văn hoá “con gái” và văn hoá “con trai” bao giờ cũng chiếm cứ 2 cực khác nhau trong văn hóa nhật bản

Thứ nhì, các câu chuyện của shojo xoay quanh quan hệ mẹ con, chuyện các cô gái nổi danh thành ngôi sao, và chuyện tình cởm. Lối dẫn chuyện thường là dễ đoán và có nhiều tình tiết thoái quá y chang fim truyền hình sến nhiều tập ...vv...

Thứ 3, tên, hình dáng và tình huống của các nhân vật trong shojo manga thường là từ tưởng tượng hay là lai phương tây. Các nhân vật được vẽ phóng đại, với mắt chiếm đến gần 1/3 khuông mặt. Tóc thường vàng và quăng. Chân thì cực dài và thon như siêu người mẫu. Chúng như tượng trưng cho mẫu người phương tây lý tưởng qua con mắt của Nhật bản.

Thứ 4, shojo manga dùng lối dẫn chuyện rất lạ, các khung nhiều khi được thiết kế không theo khuông mẫu. 1 khung có thể kéo dài cả trang và chân dung của nhân vật có khi được kéo từ khung này sang khung kia, với hoa hoè trang trí ở nền.

Cách sử dụng hình ảnh của nhân vật đè lên nhiều khung và kiểu trang trí nền có nguồn gốc từ các tạp chỉ thời trang cho phụ nữ thời tiền chiến. Shojo manga mang phong cách đó lên 1 tầm cao hơn bằng cách dùng nó để thể hiện 1 câu chuyện. Trong quyển Sexual Signatures: On being a man or a woman, các nhà tình dục học John Money và Patricia Tucker lý luận rằng: Thường thì truyện khiêu dâm cho đàn ông thường miêu tả hình ảnh tình dục khác giới. Trong khi đó cho phụ nữ thường là đồng tính. Trong shojo manga cũng vậy, vì vốn dành cho nữ độc giả nên chuyện tình cởm, iêu đương của các nhân vật đa phần là đồng giới..

Giữa thập kỹ 70, nổi lên “làn sóng mới” shojo manga mà đa số các hoạ sĩ sáng tác đang ở độ tuổi từ 20-30. Những họa sĩ này làm những manga về khoa học viễn tưởng, fantasy và con trai yêu nhau. Có vẻ độc giả nữ cảm thấy thể hiện con trai đồng tính yêu nhau là lãng mạn nhiều hơn so với thực tế tình yêu nam nữ. Nó cũng cho phép họa sĩ nhiều tự do và sáng tạo hơn trong việc sáng tác. Các shojo manga mới này ra khỏi lằng ranh của phụ nữ và thu hút một lượng độc giả nam đáng kể. Vì vậy, nhiều hoạ sĩ nữ bắt đầu được mời về vẽ cho các tạp chỉ dành cho nam.

Cuối những năm 80, bắt đầu xuất hiện một số tạp chí manga gợi cảm trong thể loại manga dành cho phụ nữ. Chúng được phát hành bởi những nhà xuất bản nhỏ nhưng dần dần thu hút nhiều độc giả của manga chính thống. Những manga này đặt hiếp dâm, loạn luân vv dưới con mắt của nữ quyền, đồng tình nữ ái vv. Nhưng với nội dung hơi “hoảng” như vậy, không phải cái nào cũng khuýây động phản ứng của công chúng trước sex. Nhiều manga mang kèm một cách nhìn tích cực và nhân bản về tình dục: khuyến khích nhân quyền và giải phóng phụ nữ.
 

saitoly

Moderator
Staff member
Ghibli... Cái tên đó có gợi cho bạn điều gì không? Ghibli là một studio làm Anime, Ghibli là nơi Hayao Miyazaki và Isao Takahata làm việc... Còn nhiều điều thú vị hơn về Ghibli. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về Studio Anime nổi tiếng nhất nước Nhật (và cũng có thể nói là nổi tiếng nhất Thế Giới).


Studio Ghibli


Studio Ghibli là gì?

Studio Ghibli là một Studio chuyên làm Anime của Nhật, đứng đầu là đạo diễn - nhà sản xuất nổi tiếng Hayao Miyazaki. Anime của Ghibli có chất lượng rất cao, thậm chí là có một không hai. Trong khi những Studio khác của Nhật Bản phải dựa vào các TV Series và OVAs thì Ghibli lại thành công với các Movies. Miyazaki-sensei, Takahata-sensei và Studio Ghibli đựơc khán giả cả nước Nhật cũng như khán giả thế giới, cả trẻ con lẫn người lớn yêu quí và kính trọng.

Studio Ghibli ra đời với mục đích gì?

Studio Ghibli là một Studio thuộc công ty Tokuma (Tokuma là một hãng giải trí rất lớn, là công ty giữ bản quyền tất cả các phim của Ghibli trừ "Grave of the Fireflies" được Shinchosha phát hành). Cái tên Ghibli ra đời năm 1985 với mục đích là... làm bộ phim "Laputa: The Castle in the Sky". Tuy nhiên, cũng có thể nói rằng Ghibli thành lập năm 1983 khi mà Tokuma Shoten (Tokuma Publishing, Co., Ltd) quyết định sản xuất bộ phim "Nausicaa of the Valley of Wind" (Manga "Nausicaa of the Valley of Wind" được phát hành từ trước đó, năm 1982). Sau thành công vang dội của "Nausicaa of the Valley of Wind", Miyazaki-sensei và Tokuma Shoten quyết định làm bộ phim thứ hai, và thế là Ghibli thực sự được thành lập.

Ghibli có nghĩa là gì?

Bạn nghĩ rằng Ghibli là một từ tiếng Nhật? Bạn bảo Ghibli có nghĩa là con gấu (hay chuột gì đó, biểu tượng của Ghibli)? Xin thưa rằng bạn đã nhầm. Ghibli là một từ... tiếng Italia. Và nghĩa của nó là... "Gió nóng sa mạc Sahara" Đây là một từ mà các phi công Italia thời thế chiến thứ hai dùng để gọi những ... máy bay trinh sát của họ ^^.

Tại sao lại đặt tên là Ghibli? Đơn giản thôi. Miyazaki là người đặt cái tên đó. Ông là con một gia đình cực kì giàu có. Gia đình ông có nhà máy chuyên sản xuất các loại bộ phận cho máy bay chiến đấu trong thế chiến thứ hai nên ông là người mê máy bay và thích bay lượn. Ông cũng yêu đất nước Italia. Và thế là cái tên Ghibli được chọn

Phát âm từ Ghibli như thế nào?

Ghibli là một từ tiếng Italia. Tiếng Italia cũng khá giống tiếng Pháp, khá dễ đọc. Người Italia đọc là "jee-blee" nhưng bác Miyazaki thì đọc theo kiểu Nhật, và thế là cái tên Ghibli luôn được đọc là... "ji-bu-ri" ^^.

Tại sao Ghibli không làm các TV series?


Như đã trình bày ở trên, Ghibli được thành lập chỉ để làm Movies. Hơn nữa, ở Nhật thì các TV Series của Anime luôn gồm nhiều chapter nhỏ và rất ngắn. Miyazaki-sensei không thể làm ra Anime có chất lượng cao khi bị giới hạn thời gian theo kiểu đó. Ghibli được thành lập vì Movies, thành công cũng nhờ Movies. (Bạn nên nhớ là làm Movies rất mất thời gian, mỗi năm chỉ làm được một hoặc hai phim là cùng, và chỉ cần một thất bại là Ghibli có nguy cơ phá sản ngay ^^). Thực ra thì Ghibli cũng đã từng thử làm TV Series với các thành viên trẻ nhưng kết quả... không được như ý. ^^

Ghibli có dùng máy tính hỗ trợ không?


Hầu như không. Ghibli là Studio nổi tiếng nhất nước Nhật không chỉ về nội dung các bộ phim họ sản xuất mà còn vì có đội ngũ họa sĩ giỏi. Vẽ tay là niềm tự hào, cũng là thế mạnh của Ghibli. Miyazaki-sensei đã từng nói: "Sao chúng ta lại cần đến máy tính khi đôi tay con người có thể làm được?"

Tất nhiên là Ghibli cũng có dùng kĩ thuật máy tính để hỗ trợ. Mononoke Hime mà không có máy tính thì chả bao giờ trình chiếu kịp thời hạn cả. Cũng như thế, những cảnh mơ mộng, huyền ảo nhất trong phim "On Your Mark" sẽ không bao giờ xuất hiện nếu thiếu máy tính".

Hiện Ghibli đã trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại, trong đó có các bộ Silicon Graphics workstations và tất nhiên là có cả CG Division. (Bạn có thể nhìn lên mấy bài trước để xem lại thông tin về các thiết bị này)
 

HongHoa20

New Member
Dài quá đọc nãy giờ mờ cả mắt mà những kiến thức này cũng hữu dụng lắm ^^ ty chủ topic nhe
 

triducdinh

New Member
Staff member
bạn có web nào chỉ cách vẽ anime ko send cho mình đi vẽ trên giấy đó mê anime từ nhỏ rùi ^^
 

saitoly

Moderator
Staff member
xin lỗi bạn nhé nhưng mình ko có bạn à mình chỉ có web download wallpaper với hình thui
 

SaintRyuu

New Member
:) hình như toàn bài sưu tầm,thanks chi nhỉ.Với lại,theo tớ biết thì từ manga và anime xuất phát từ 2 từ magazine và animation trong tiếng Anh cơ ^^
 
Top